BREAKING
Google Rank Checker

Doctor Kiệm Spa gửi tới quý khách hàng chương trình Khuyến mãi siêu hấp dẫn!

Kogan: nhờ một phút bốc đồng, xây dựng nên thương hiệu đình đám tại Úc

Hãng bán lẻ online tăng trưởng nhanh nhất tại Australia đã bắt đầu từ một chút bốc đồng của Ruslan Kogan.

Ruslan Kogan, nhà sáng lập trang thương mại điện tử Kogan.com
Cách đây một thập kỷ, Ruslan Kogan đang sống tại Melbourne, vừa tốt nghiệp đại học và làm công việc tư vấn cho Accenture. Sau một thời gian bán áo phông và ví trên Ebay, thu về khoản tiền lời nhất định, anh quyết định sẽ chi tiền tiết kiệm lâu nay vào một món đồ đắt tiền nào đó. Một đêm, anh quyết định mua một chiếc TV giá 5.000 USD, tuy nhiên lại không muốn trả nguyên giá.
Một ý tưởng chợt nảy ra trong đầu, Kogan liên hệ với một nhà sản xuất ít tên tuổi tại châu Á. Anh giới thiệu mình là một nhà bán lẻ, muốn mua 100.000 chiếc TV như thế này nếu công ty có thể gửi cho anh một mẫu hàng với giá rẻ. Nhà sản xuất TV này đã đưa ra lời đề nghị còn tốt hơn mong đợi: họ có thể bán 100.000 chiếc TV như vậy với giá chỉ 1.000 USD/chiếc.
“Vào thời điểm đó, tôi nghĩ, đây chính là khoảng trống thực sự trên thị trường. Và tôi quyết định nghỉ việc, bất chấp việc mẹ tôi khóc lóc bởi vì tôi sẽ trở thành một người bán TV”, Kogan cho biết.
Ý tưởng trên của Kogan đã chứng minh đó là một thỏa thuận tốt. Kogan không có khả năng để trả tiền cho 100.000 chiếc TV, tuy nhiên anh đã xoay sở để thuyết phục được nhà sản xuất này bán cho anh 1.000 chiếc với giá chiết khấu cao. Chúng là những hàng hóa đầu tiên được anh gắn nhãn với tên mình và bán trên website tự lập: Kogan.com, hiện tại đã trở thành một trong những trang thương mại điện tử phát triển nhanh nhất tại Australia. Trang web này kiếm tiền chủ yếu từ việc bán các mặt hàng điện tử mang nhãn hiệu Kogan và các thiết bị gán mác cá nhân khác. 5 năm trước, doanh thu hàng hóa của trang web là 14 triệu USD. Trong năm nay, Kogan ước tính con số này là 356 triệu USD.
Kogan, hiện tại 33 tuổi, đã trở thành một trong những chuyên gia bán lẻ online đầu tiên tại Australia. Một phần bởi ngành bán lẻ truyền thống của Australia, điển hình như Harvey Norman, đã quá chậm trong việc tiếp cận internet và xây dựng các trang web mua sắm thân thiện, Steven Noble, chiến lược gia cao cấp tại hãng nghiên cứu Telsyte cho biết.
“Ruslan là một trong những người đầu tiên xây dựng kết nối trực tiếp với nhà sản xuất tại Trung Quốc. Anh ấy là người đi đầu và bởi vậy nhanh chóng trở thành tay chơi lớn”, Noble cho biết.
Kogan nắm giữ 80% tài sản tại công ty tư nhân của mình và số tài sản này trị giá khoảng 250 triệu USD, khiến anh nhanh chóng trở thành một trong những doanh nhân trẻ giàu có tại Australia. Một người hâm mộ tốc độ, thuyền buồm, xe độ, CEO một công ty và trở thành một trong những người đầy quyền lực trên internet tại quốc gia này. Anh không hề e ngại khi khởi động các cuộc chiến với đối thủ hay các chính trị gia.
Sinh ra tại Belarus, Kogan và chị gái, Svetlana, đã cùng với ba mẹ chuyển tới Australia khi Ruslan lên 6 và lớn lên tại ngoại ô Melbourne. Anh không biết nhiều về tiếng anh khi mới tới và tới trường chỉ với hộp đồ ăn trưa bé xíu.
“Tôi chưa bao giờ phân loại các khó khăn vào thời điểm đó, tuy nhiên chúng tôi đã bị chọc ghẹo khá nhiều. Họ ném các đồ vật vào chúng tôi”, Kogan cho biết.
Tuy nhiên, văn hóa Australia đã tạo nên những khác biệt rất lớn đối với cuộc đời anh, bởi nơi đây đã mở ra cơ hội xây dựng khối tài sản hiện tại của Kogan. Anh bắt đầu công việc kinh doanh từ khi 10 tuổi, khi thu gom, rửa sạch và bán lại các quả bóng golf thất lạc tại một câu lạc bộ golf. Một năm sau, anh chuyển sang làm việc rửa xe ô tô theo lịch hẹn. Cho tới khi tốt nghiệp phổ thông, Kogan đã điều hành hơn một tá các công việc kinh doanh nhỏ khác nhau, bao gồm cả thiết kết website, cài đặt phần mềm tại câu lạc bộ gym để theo dõi lịch tập của các thành v iên. Kỹ năng IT đã giúp Kogan làm việc tại Accenture sau khi tốt nghiệp đại học, bên cạnh đó, giúp anh tiếp tục tìm kiếm các khoảng trống thị trường để phát triển bản thân hơn nữa.
Bây giờ hãy quay lại với những chiếc TV. Để có thể mua 1.000 chiếc TV với mức giá thấp nhất có thể, Kogan đã dành thời gian để thiết kế lại website của nhà sản xuất, thêm đồ họa và hình ảnh để dịch lại các hướng dẫn đi kèm sản phẩm một cách sinh động, dễ hiểu. Sau đó, anh trả trước một phần trị giá 45.000 USD bằng tiền tiết kiệm được và nhanh chóng bán lại sản phẩm với giá 2.000 USD/TV. Số lời kiếm được giúp anh có nguồn tài chính đủ để tiếp tục mở rộng công việc và cạnh tranh với các đối thủ.
Qua thời gian, Kogan.com mở rộng thành một trang web bán đủ loại thiết bị điện tử với giá rẻ, cũng như các vật dụng ngoài trời, đồ dùng gia đình và dụng cụ cho các kỳ nghỉ.
“Sản phẩm của chúng tôi 90% hoàn hảo như các sản phẩm khác trong khi giá chỉ bằng một nửa”, Kogan cho biết.
Để duy trì được vị trí dẫn dầu, Kogan luôn cố gắng tiến nhanh hơn nữa và thu lợi nhiều hơn từ nhà sản xuất. Anh không đồng ý với các thỏa thuận dành riêng cho nhãn hàng Kogan từ nhà sản xuất. Thay vào đó, anh thiết lập một mạng lưới đấu thầu online, nơi tất cả các nhà sản xuất có thể nhìn thấy yêu cầu của anh và tự đưa ra giá. Bên cạnh giá cả, phần mềm đấu thầu này còn xếp hạng các yếu tố dựa trên điều khoản tín dụng và tốc độ vận chuyển.
“Chúng tôi có các nhà phân phối trên toàn cầu và tôi luôn nói với họ rằng, chúng tôi không trung thành với ai cả”, Kogan cho biết.
Tại trụ sở Công ty ở Melbourne, hơn 200 nhân viên dành thời gian của mình để tìm kiếm các số liệu online nhằm bắt kịp được nhu cầu của người tiêu dùng. Khi nhận thấy có nhiều tìm kiếm của khách hàng về một mẫu hàng nào đó trên Google, Công ty sẽ đặt hàng nhiều sản phẩm đó hơn.
“Các công ty truyền thống thuê các hãng nghiên cứu để phát hiện ra mọi người muốn gì thông qua việc tập trung vào một nhóm. Hiện tại, một người thích kính râm, và 9 người còn lại sẽ nói: “Tôi cũng thích kính râm”. Google search chính là công cụ trung thực nhất”, Kogan cho biết.
Mặc dù Kogan đã đạt được một số thành công khi mở rộng hoạt động tại Anh và New Zealand, nhưng vẫn chưa rõ liệu mô hình kinh doanh của anh có thể “chống cự” lại với các đối thủ trên toàn cầu hay không. Bởi vậy, Kogan luôn tìm cách để phát triển công ty. Một trong những kỷ niệm khiến anh cảm thấy cần phải cố gắng hơn nữa là từ McDonald.
“Tôi gọi điện mua một chiếc burger Big Mac tuy nhiên yêu cầu một miếng nhân bò, một miếng nhân gà, 1,5 miếng phomai, chỉ để chọc giận nhân viên bán hàng. 30 phút sau, chiếc burger được chuyển tới và được làm chính xác những gì tôi yêu cầu một cách hoàn hảo. Tôi cảm thấy quá bất ngờ và nghĩ về một hệ thống thực sự, nơi mà qui trình làm việc, kế toán, đào tạo và sản xuất đều hoàn hảo cho một sản phẩm giá chỉ 5 USD. Tôi có thể học hỏi được rất nhiều từ cách thức tổ chức này”.

Bài thơ Trần Lập tặng vợ trước lúc ra đi

Bài thơ Trần Lập tặng vợ trước lúc ra đi

ANH ĐI RỒI

Anh đi rồi, nắng tắt giữa chừng xuân
Em ở lại nhớ đừng buồn em nhé
Con còn nhỏ em cũng còn rất trẻ
Người đàn bà bé nhỏ của anh

Anh đi rồi, đời vẫn mãi tươi xanh
Em ở lại chớ đừng rơi nước mắt
Dẫu vẫn biết tim em giờ đau thắt
Mạnh mẽ lên em đi tiếp chặng đường dài

Anh đi rồi, đâu còn thấy ngày mai
Chuyến đi này khác những lần đi trước
Chẳng hẹn ngày về nhưng chân anh phải bước
Xa cách rồi mãi mãi sẽ chia phôi

Anh đi rồi, hương còn đọng trên môi
Mùi tóc em thủa chúng mình quen biết
Tình chồng vợ vẫn mặn nồng da diết
Bao năm rồi ân ái chẳng nhạt phai

Anh đi rồi, cuộc sống lắm chông gai
Em sẽ phải một mình mình bươn chải
Anh chẳng còn được giúp em mãi mãi
Xin lỗi mình anh không thể bên em

Anh đi rồi, chắc mọi chuyện sẽ quen
Nỗi buồn cũng nguôi ngoai cùng năm tháng
Con sẽ lớn sẽ giúp em cáng đáng
Ở nơi xa anh mãi độ cho mình

Anh đi rồi, mang theo cả ân tình
Xót thương em người đàn bà tần tảo
Đã cùng anh vượt biển đời giông bão
Chỉ tiếc rằng anh nằm lại giữa trùng khơi

Anh đi rồi, em chắc sẽ chơi vơi
Nếu có gặp người yêu em chân thật
Đừng ngại ngùng chẳng có gì để mất
Cảm ơn ai đưa em cập bến đời

Anh đi rồi, đừng khóc nữa em ơi
Để các con vững vàng qua sóng gió
Vĩnh biệt em người đàn bà bé nhỏ
Nắng tắt rồi anh phải đi thôi.
-St-

Like và Share Fanpage Spa Bình Dân Vì gương mặt tuổi trẻ Việt Nam tươi sáng!

 
Copyright © 2013 MikeDao 's Blog
Share by Chuamun.net
    Twitter Facebook Google Plus Vimeo Videosmall Flickr YouTube